Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước là khu xử lý rác thải có quy mô lớn nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128 ha, có tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Trong đó giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) đã được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007. Tuy nhiên bãi rác này từ khi đưa vào hoạt động gây ra mùi hôi thối nghiêm trọng khiến cả khu Nam Sài Gòn (quận 7, 8 và huyện Nhà Bè) bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vậy thì hiện nay đã có biện pháp nào xử lý vấn nạn trên hay chưa? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về những hướng giải quyết của doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề này.
Giới thiệu về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước được xây dựng trên khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, miền Nam, Việt Nam. Đây là một bãi chôn lấp theo quy định và tiêu chuẩn cấp II của bang California và được xây dựng tại khu liên hợp. Trong giai đoạn I của dự án này, một bãi chôn lấp rác thải lớn có diện tích khoảng 30,6 hecta với thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Cũng trong giai đoạn I bãi chôn lấp rác thải được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải/ngày. Hiện tại khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước đang nhận xử lý 3.000 tấn /ngày cho thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 20 tấn/ngày cho Long An. Với quy mô lớn như vậy nơi đây hứa hẹn là một khu xử lý rác thải rắn có công suất lớn nhất khu vực TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên với nhiều sai phạm trong khâu quản lý đã biến nơi đây thành bãi rác hôi thối ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Những sai phạm trong khâu xử lý rác thải dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Từ khi dự án hình thành và đi vào hoạt động dần xuất hiện hàng loạt thiếu sót. Trong đó, nổi bật nhất là công ty VWS áp dụng công nghệ chôn lấp truyền thống là chủ yếu. Chính quá trình triển khai áp dụng công nghệ này đã cho thấy những hạn chế như phát tán mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đó là khu xử lý rác Đa Phước với tổng diện tích là 600 h.a. Trong đó riêng khu lõi bố trí các đơn vị xử lý rác khoảng 300 ha, và diện tích còn lại sẽ được quy hoạch trồng cây xanh để hạn chế mùi hôi. Tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng quỹ đất trồng cây xanh do khâu bồi thường có nhiều vướng mắc dẫn đến bị chậm tiến độ. Điều này cũng là nguyên nhân khiến mùi hôi từ các khu xử lý rác bên trong khu xử lý bị lan tỏa nhiều hơn.
Hướng giải quyết của các ban ngành có liên quan
VWS là đơn vị xử lý rác cho thành phố trong một thời gian dài, thế nhưng ở thời điểm hiện tại công nghệ chôn lấp không còn phù hợp nữa, phương pháp xử lý cần phải được điều chỉnh theo lộ trình. Nếu nói không bức xúc trước mùi hôi thối lan ra môi trường thì rất vô cảm, những thành phố hiện đang cố gắng giải quyết những hậu quả để lại. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa khởi công 2 nhà máy xử lý rác bằng công nghệ tiên tiến là đốt phát điện ở huyện Củ Chi. Vào tháng 9/2016, thành phố cam kết cùng doanh nghiệp xử lý.
Kết luận
Như vậy khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước từ một dự án đầy hứa hẹn trong việc xử lý rác thải lại trở thành một vấn nạn về ô nhiễm môi trường khó giải quyết. Tuy có sự hỗ trợ và những nỗ lực không ngừng nghỉ của các ban ngành có liên quan thế nhưng những hậu quả mà nó để lại vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.