Nhà cao tầng – mô hình nhà phổ biến nhất hiện nay tại các đô thị và thành phố lớn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người dân mà còn giúp tiết kiệm diện tích xây dựng. Vậy mặt bằng nhà cao tầng trên bản vẽ bao gồm những nội dung gì? Đón đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết bạn nhé!
Mặt bằng nhà cao tầng là gì?
Trước khi đi sâu giải nghĩa khái niệm mặt bằng nhà cao tầng chúng ta cần hiểu mặt bằng là gì? Hiểu một cách đơn giản, mặt bằng là hình chiếu các phần của ngôi nhà trên một mặt phẳng chiếu bằng sau khi được loại bỏ phần mái. Để diễn tả chính xác các thông số và hình ảnh trong nhà, người ta thường chọn vị trí mặt cắt tại độ cao khoảng 1,5m so với nền. Từ đó, bạn có thể quan sát dễ dàng hình ảnh tổng thể ngôi nhà khi xây dựng.
Trong trường hợp ngôi nhà có sử dụng nhiều cửa sổ cũng như cửa chính ở những độ cao khác nhau, kiến trúc sư thường sử dụng phương pháp mặt cắt ngoặt để biểu thị hình ảnh chính xác hơn.
Như vậy, bản chất của mặt bằng chính là sự sắp xếp của các mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu. Tên gọi mặt bằng giúp khách hàng khi xem xét bản vẽ có thể phân biệt được với các vết cắt đứng. Với những ngôi nhà có nhiều tầng hoặc độ phức tạp cao số mặt bằng trên bản vẽ thường khá nhiều. Do khách hàng muốn nắm được cấu trúc không gian xây dựng cũng như phong cách thiết kế chính trong nhà.
Có thể nói mặt bằng là hình ảnh quan trọng, giúp bạn nắm bắt được những thông tin liên quan tới kích thước, diện tích, cách bài trí phòng,….Ngoài ra với những mặt bằng chi tiết có thể biểu thị cả hình ảnh các thiết bị trong phòng như tủ, giường, bàn, ghế,….Từ đó, giúp bạn cân nhắc và chọn lựa phong cách thiết kế ấn tượng, mang đậm dấu ấn cá nhân cho tổ ấm của gia đình.
Hướng dẫn cách đọc bản vẽ mặt bằng nhanh chóng
Theo các kiến trúc sư hàng đầu hiện nay, để đọc được bản vẽ thiết kế mặt bằng, bạn cần nắm được những quy tắc và ký hiệu trên sơ đồ. Cụ thể, cần thực hiện theo các bước sau:
– Thứ nhất, đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể ngôi nhà. Ví dụ với biệt thự có nhiều tầng, đọc theo thứ tự từ tầng 1 đến tầng 2,…Theo dõi thông số liên quan đến các phòng chức năng chính trong nhà như: phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh, khu vực hành lang,…
– Thứ hai, đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để hình dung các tiểu cảnh trang trí xung quanh (nếu có). Thông thường chi tiết này chỉ áp dụng với những ngôi nhà có diện tích xây dựng rộng lớn. Giúp đảm bảo nguồn không khí thoáng đãng trong nhà.
– Thứ ba, đọc bản vẽ mặt bằng đứng từ đó nắm bắt được hình dáng cũng như cấu trúc bên ngoài công trình, ví dụ hệ thống tường bao, cửa sổ, cửa chính,…
– Thứ tư, đọc bản vẽ chi tiết liên quan đến không gian mỗi tầng và mỗi phòng.
– Cuối cùng, đọc hiểu phần kết cấu, trong nội dung này bạn cần lưu ý những con số quan trọng như: kỹ thuật dầm, sàn, cột, cầu thang, bậc cửa,…
Bên cạnh đó, bạn cần nắm được những nét vẽ cơ bản trong xây dựng bao gồm: nét liền đậm (có thể quan sát dễ dàng); nét đứt (mô tả những cạnh và đường bao khuất); nét chấm gạch mảnh (đường tầm, trục đối xứng); nét liền mảnh,…
Như vậy mặt bằng nhà cao tầng là yếu tố quan trọng giúp bạn nhận biết được hình ảnh ngôi nhà trên thực tế. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc bản vẽ ngôi nhà một cách dễ hiểu và nhanh chóng nhất, tránh được những sự cố không đáng có trong thi công xây dựng.