Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo nghị quyết định số 1979/QĐ-TTg vào ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 2 KCN cao ở Hà Nội và KCN cao ở TP.Hồ Chí Minh, KCN cao ở Đà Nẵng là khu công nghệ cao cấp quốc gia đa chức năng thứ 3 của Việt Nam được thành lập. Mục tiêu của KCN cao Đà Nẵng là trở thành một điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển khoa học – kỹ thuật của TP. Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực phía miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện đang phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự phối hợp hài hòa giữa nghiên cứu, phát triển, sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa và xã hội.
Vì sao nên chọn đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng?
Là chủ đầu tư của Khu công nghiệp Long Hậu, doanh nghiệp đã phát triển thành công mô hình sản phẩm nhà xưởng cho thuê, minh chứng bằng việc đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100% hơn toàn bộ 60.000 m2 nhà xưởng cho thuê. Cùng với nhận định thị trường, những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghệ cao và phụ trợ CNC sẽ có xu hướng mở rộng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Chủ đầu tư đã tìm hiểu và lựa chọn Khu công nghệ cao Đà Nẵng là địa điểm đầu tư cho dự án mới Nhà xưởng cho thuê ngành CNC và phụ trợ cho CNC để đón đầu xu hướng với tổng diện tích đất xây dựng là 29,6 ha và tổng vốn đầu là hơn 1000 tỷ đồng.
Việc phát triển thị trường nhà xưởng cho thuê sang mô hình địa bàn thành phố, tỉnh trong giai đoạn đầu tiên là một chuỗi khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ UBND TP. Đà Nẵng, Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng, dự án đã nhanh chóng được triển khai và có hai khách hàng đầu tiên đến từ Nhật Bản (Hatsuta và Inaba).
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có vị trí trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, liên kết các khu kinh tế trọng điểm phía miền Trung: Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Huế), Khu Kinh tế Chu Lai ( Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); cách trung tâm TP. Đà Nẵng là 22km, cách Cảng Tiên Sa là 25km, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là 17km, Khu CNC Đà Nẵng chính là một sự lựa chọn tối ưu, thuận tiện trong việc di chuyển hàng hóa và thu hút nhiều nguồn nhân lực.
Ngoài ra, Khu CNC Đà Nẵng còn sở hữu vị thế là nền đất cao, không bị ngập trũng về mùa mưa; phía Bắc và phía Nam có núi bao quanh nên có khả năng hạn chế cao tác động từ mưa bão. Đây chính là 1 điểm cộng lớn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực thúc đẩy cho sự phát triển khoa học – kỹ thuật của TP. Đà Nẵng nói riêng và cả toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Bên cạnh đấy, điểm khác biệt của khu CNC Đà Nẵng chính là địa chất nền thuộc hệ macma biến chất cùng địa hình là đồi núi được san bằng, chủ đầu tư sẽ rất thuận lợi trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, không tốn kém nhiều chi phí cho việc chống lún. Vì thế, chi phí đầu tư cho xây dựng nhà xưởng ban đầu được tính toán sẽ là thấp hơn so với mọi khu vực khác. Việc chi phí thấp dẫn tới giá vốn bán hàng cũng thấp nên giá cho thuê nhà xưởng trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng sẽ là thấp hơn thị trường các khu CNC khác như Hòa Lạc (miền Bắc) và khu CNC Sài Gòn (miền Nam).
Khu công nghệ cao có môi trường sinh thái hòa với cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên sạch thoáng, có đồng bằng, đồi núi, rừng cây xanh, gần sông Cu Đê, gần với khu du lịch Bà Nà.
Trong ranh giới quy hoạch có thêm hồ Hòa Trung với tổng diện tích mặt nước là hơn 86 ha, ảnh hưởng tích cực tới môi trường sinh thái và công tác xây dựng cảnh quan trong KCNC.
Các khu chức năng
Tổng diện tích là 1.129,76ha, trong đó:
- Các khu chức năng là 673,94ha (60%)
- Đồi núi, mặt nước và cây xanh là 455,82ha (40%)
- Khu sản xuất là 208,08ha
- Khu hậu cần, logistics và dịch vụ CNC là 29,76ha
- Khu quản lý – hành chính là 39,29ha
- Khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối là 7,07ha
- Khu phụ trợ là 39,26ha
- Khu nghiên cứu – phát triển, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp là 94,51ha
- Khu ở là 37,12ha
- Cây xanh, mặt nước, công viên, khu thể thao là 72,53ha
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cung cấp cho khu công nghệ cao sẽ được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 240.000 m3/ng.đ.
Trong thời gian đầu, KCNC đã cấp nước tạm từ tuyến ống D225 trên tuyến đường tránh Nam của hầm Hải Vân. Nguồn nước được lấy từ trạm bơm tăng áp DT602; trạm bơm có công suất là 120 m3/h, H = 70m.
Hệ thống cấp điện
Cấp điện cho KCNC sẽ là xây dựng trạm 110/22kV Hòa Liên, quy mô công suất là 2x63MVA. Đường dây 110kV mạch kép cấp điện cho trạm sẽ là đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV của Hòa Khánh – Hầm Hải Vân.
Tổng kết
Bài trên là những chia sẻ của mình về thông tin của khu công nghệ cao Đà Nẵng. Hy vọng rằng bài viết mang lại những thông tin hữu ích mà bạn đọc cần.