Để xây dựng nền đường có độ vững chắc và kiên cố cao, quy trình chọn lựa loại đất để sử dụng trong thi công được yêu cầu khá chặt chẽ. Những tiêu chuẩn đất đắp nền đường được quy định tại các văn bản pháp luật, gần đây nhất là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 4447:2012) về công tác đất, thi công và nghiệm thu. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các quy định này ngay trong bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn đất đắp nền đường
Đất đắp nền đường là một trong nguyên liệu quan trọng góp phần xây dựng nền đường ổn định và có độ bền theo thời gian. Thông thường, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn loại đất được tìm kiếm dựa trên những phương pháp như: khô (máy đào, xúc,…); phương pháp ướt (cơ giới, thủy lực,…) hoặc nổ mìn.
Riêng đối với các công trình trọng điểm, mang ý nghĩa xã hội lớn như thủy điện, thủy nông, giao thông vận tải; trạm khai thác dầu khí, công tác nghiệm thu đất còn được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn chuyên ngành.
Trước khi tổ chức thi công, xây dựng nền đường, cần cung cấp đủ một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn đất đắp nền đường như sau:
– Bản thiết kế kỹ thuật công trình.
– Bình đồ khu vực xây dựng, thể hiện các chỉ số như mặt đất, đường đồng mức, chỗ đất đắp, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống, bán kính an toàn,…
– Thông tin về các mặt cắt dọc của công trình dựa trên nền địa chất.
– Bảng thống kê chi tiết khối lượng đất, biểu đồ cân đối giữa khối lượng đào và đắp.
– Một số tài liệu khác dựa trên tình hình thực tiễn của công trường thi công.
Tìm hiểu biện pháp thi công nền đường đắp
Trước tiên vật liệu đắp nền đường sẽ được chuyển thẳng từ mỏ vật liệu tới công trường. Lưu ý chỉ vận chuyển trong điều kiện thời tiết khô ráo, thoáng mát, không đánh đống vật liệu đắp nền sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng. Sau đó tiến hành xây cất rãnh thoát nước theo đúng quy trình tiêu chuẩn và hoàn thiện mặt đáy của rãnh sau khi nền đường được thiết kế xong
Độ dày thích hợp để rải vật liệu nền đường là khoảng 20cm (điều kiện là đất đã được lu và đắp lên chặt). Sau đó quá trình đầm nén sẽ được thực hiện theo đúng yêu cầu của các kỹ sư, chuyên gia. Chiều dày không nên vượt quá 20cm nhưng trong một số trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh nhưng phải nhận được sự chấp thuận của kỹ sư.
Các lớp đất bao nền cần được rải trước hoặc sau tùy thuộc vào chỉ dẫn của tổ thi công. Tuy nhiên cần đảm bảo chiều dày cũng như cấu tạo nền đường theo tiêu chuẩn.
Ngoài ra trong quá trình san đất nên sử dụng thiết bị thi công đã được kiểm nghiệm. Tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình nói chung. Đảm bảo độ ẩm phù hợp cho vật liệu đầm nén, có thể bổ sung nước nếu cần thiết. Trong trường hợp độ ẩm lớn có thể xử lý bằng một số biện pháp như: cày xới, tạo rãnh,….
Không được đổ thêm bất kỳ vật liệu nào trong quá trình đang thi công nền. Tránh gây mất cân đối và đồng bộ trong xây dựng. Trường hợp nền đắp trên phạm vi đường cũ cần cày xới, san gạt, loại bỏ những vật liệu bị hỏng.
Hy vọng với những thông tin được bật mí về tiêu chuẩn đất đắp nền đường trên đây, bạn sẽ có thêm kiến thức trong ngành xây dựng. Đồng thời hình dung rõ hơn về quy trình đắp đất nền đường tiêu chuẩn.