Để có thể đi tới công đoạn sản xuất, các sản phẩm đều phải được thiết kế và có bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh? Vậy thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Có phải cứ có hình ảnh sản phẩm thì đó được gọi là bản vẽ kỹ thuật không? Hãy cùng tìm hiểu khái niệm của bản vẽ kỹ thuật cũng như các loại bản vẽ và công dụng của chúng trong bài viết dưới đây.
Thế nào là bản vẽ kỹ thuật?
Bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ mà trên đó có đầy đủ các thông tin của sản phẩm dưới dạng kí hiệu, số liệu và được thống nhất theo một tỷ lệ nhất định.
Một bản vẽ kỹ thuật theo chuẩn sẽ bao gồm hình vẽ mô tả kết cấu; số liệu thể hiện kích thước; thông tin về vật liệu; và các đặc tính kỹ thuật của vật thể.
Bản vẽ kỹ thuật chính là ngôn ngữ để nhân viên thiết kế miêu tả chi tiết sản phẩm mà nó còn là một loại tài sản trí tuệ được đăng ký bản quyền và có thể dùng để trao đổi, mua bán.
Hiện nay, bản vẽ kỹ thuật được áp dụng trong nhiều ngành như kiến trúc, thời trang, nông nghiệp,…Nhưng phổ biến nhất là ngành cơ khí và xây dựng.
Trên đây là khái niệm tổng quát nhất nhằm giúp cho bạn hiểu được thế nào là bản vẽ kỹ thuật. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại bản vẽ và công dụng của chúng.
Phân loại bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật có hai loại là bản vẽ kỹ thuật 2D (hay bản vẽ kỹ thuật truyền thống) và bản vẽ kỹ thuật 3D.
- Bản vẽ kỹ thuật 2D là bản vẽ biểu diễn 2 trên 3 chiều của một sản phẩm. Bản vẽ 2D là loại bản vẽ truyền thống, được sử dụng từ thời kỳ mà máy tính và các công nghệ đồ hoạ chưa được phát triển. Ngoài việc vẽ bằng máy, bản vẽ 2D còn có thể được các nhân viên thiết kế vẽ trực tiếp trên giấy
- Bản vẽ kỹ thuật 3D là bản vẽ được hỗ trợ bởi của các loại máy móc để có thể biểu diễn được chi tiết 3 chiều của sản phẩm. Khi công nghệ đồ hoạ máy tính ngày càng phát triển thì bản vẽ 3D càng được ưa chuộng sử dụng hơn bởi độ chi tiết giúp mô tả sản phẩm một cách trực quan nhất.
Công dụng bản vẽ kỹ thuật
Ngoài việc hiểu được thế nào là bản vẽ kỹ thuật, chúng ta cũng cần biết về công dụng của bản vẽ kỹ thuật.
Bản vẽ kỹ thuật là một công cụ để nhân viên thiết kế truyền đạt thông tin về sản phẩm cho các nhà sản xuất. Bên trong một bản vẽ kỹ thuật là đầy đủ các thông tin về kích thước, đặc tính kỹ thuật, vật liệu, hình dáng,…của sản phẩm giúp nhà xuất có thể tạo ra thành phẩm chuẩn xác nhất.
Ngoài ra, bản vẽ kỹ thuật còn có tác dụng như một bản hướng dẫn của nhà sản xuất để khách hàng sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả.
Kết luận
Bài viết trên đây đã tổng hợp một cách tổng quát nhất những thông tin liên quan tới bản vẽ kỹ thuật. Mong rằng thông qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu được thế nào là bản vẽ kỹ thuật, và xa hơn là biết được công dụng của bản vẽ kỹ thuật để làm gì.