Một trong những khâu cơ bản nhưng không kém phần quan trọng trong xây dựng đó là nghiệm thu vật liệu đầu vào. Để có thể nghiệm thu vật liệu đầu vào, đơn vị xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ vật liệu đầu vào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về hồ sơ vật liệu đầu vào.
Hồ sơ vật liệu đầu vào có những gì?
Một bộ hồ sơ vật liệu đầu vào đầy đủ theo quy định của pháp luật gồm có các phần sau:
- Bảng trình duyệt vật tư; catalogue bao gồm các thông số kỹ thuật, nhãn hiệu chi tiết và mẫu vật tư (đã được phê duyệt và đối chiếu theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng)
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu vật liệu
- Biên bản nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng
- Các tài liệu đính kèm: Biên bản giao nhận hàng hoá; giấy chứng nhận xuất xứ; giấy chứng nhận chất lượng; phiếu đóng gói hàng hóa; các loại hoá đơn; phiếu vận chuyển;…
Các căn cứ pháp luật của hồ sơ vật liệu đầu vào
Một bộ hồ sơ vật liệu đầu vào phải dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
- Luật xây dựng 50/2014/QH13 ban hành vào ngày 18 tháng 6 năm 2014
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2015
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Nghị định 24s/2016/NĐ-CP ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2016 về quản lý vật liệu xây dựng
- Thông tư 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng ban hành ngày 26 tháng 10 năm 2016 về quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Hợp đồng thi công xây lắp hợp pháp
- Chi dẫn kỹ thuật theo quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan hiện hành
Lý do cần hồ sơ vật liệu đầu vào?
Chủ đầu tư cần hồ sơ vật liệu đầu vào bởi một số lý do sau:
- Giúp chủ đầu tư nhận bàn giao, kiểm tra và kiểm định lại công trình theo đúng với chất lượng cam kết trong hợp đồng xây dựng
- Đảm bảo chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng
- Giúp chủ đầu tư phát hiện ra các lỗi sai so với thiết kế để có phương án khắc phục, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc trong khi sử dụng công trình
- Giúp tìm ra được các sai sót thuộc về ai và đưa ra giải pháp giải quyết
Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào
Tiêu chuẩn nghiệm thu xi măng
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, quy trình nghiệm thu xi măng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá TCVN 6260-1995. Trong đó:
- Với khối lượng xi măng dưới 40 tấn, cần lấy 2 mẫu xi măng (mỗi mẫu có trọng lượng 20kg) để thí nghiệm
- Các mẫu sẽ được lấy một cách ngẫu nhiên từ nhiều bao xi măng khác nhau
- Trong 2 mẫu xi măng được lấy để thí nghiệm, một mẫu sẽ được sử dụng còn một mẫu sẽ được lưu trữ để sau đối chiếu. Mẫu dùng để đối chiếu sẽ được lưu trữ tối đa 60 ngày, sau thời gian này nếu không có vấn đề gì thì mẫu xi măng sẽ được hủy bỏ
Tiêu chuẩn nghiệm thu thép
Với quá trình nghiệm thu thép, tiêu chuẩn được sử dụng là TCVN 1651:2008. Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
- Thu thập 1 đoạn thép có độ dài 1m
- Sử dụng công thức: Đường kính thép = 0,43 x Q
Nếu khối lượng thép dưới 40 tấn, thu thập 1 mẫu để tiến hành đánh giá. Mẫu thử nghiệm sẽ được lấy ngẫu nhiên với độ dài từ 50 – 80cm. Trong quá trình đánh giá, thép sẽ được tính giới hạn chảy, độ bền, khả năng co giãn và đường kính để đưa ra kết quả nghiệm thu cuối cùng về chất lượng thép
Tiêu chuẩn nghiệm thu cát
Quy trình nghiệm thu cát được sử dụng tiêu chuẩn đánh giá TCVN 7570:2006.
Với khối lượng cát nhỏ hơn 500 tấn, khối lượng của mẫu nghiệm thu là 100kg. Cát sẽ được lấy ngẫu nhiên và trộn đều, rồi đóng gói cẩn thận để tiến hành thí nghiệm đánh giá chất lượng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch
Quy trình nghiệm thu gạch sử dụng 2 tiêu chuẩn đánh giá là TCVN 1450:2009 và TCVN 1451:1998. Cứ mỗi 50.000 viên gạch sẽ lấy ngẫu nhiên 30 viên gạch để tiến hành đánh giá. Quá trình thí nghiệm sẽ thu thập cường độ nén, độ uốn, hình dạng, kích thước, khối lượng,…để đánh giá chất lượng gạch.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến hồ sơ vật liệu đầu vào. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã nắm rõ được hơn về ý nghĩa, các tiêu chuẩn và các thành phần của một bộ hồ sơ vật liệu đầu vào.