Trong xây dựng nhà cửa hay các công trình thì móng là phần quan trọng nhất. Hiện nay để đổ móng tại Việt Nam có 2 hình thức là đổ móng đơn và đổ móng băng. Tùy theo đặc tính và yêu cầu của công trình thợ thi công sẽ sử dụng phương án phù hợp. Bài viết này tôi sẽ chia sẻ với mọi người công thức tính thể tích móng đơn chính xác nhất. Giúp bạn có thể dự toán được khối lượng vật liệu và tiền công thợ để lên dự toán xây dựng sát với thực tế.
Vậy móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, là loại móng được thiết kế để đỡ 1 hay 1 cụm cột. Móng được bố trí ở dưới chân cột và gia cố chắc chắn bằng cọc gỗ.
Ưu nhược điểm của móng đơn
- Ưu điểm: tính toán và thi công nhanh chóng, tiết kiệm tối đa chi phí
- Nhược điểm: chịu được tải trọng nhỏ, nếu điều kiện đất xấu, đất nền có độ lún cao, khu vực hay gặp trấn động thì không sử dụng được loại móng này.
Móng đơn phù hợp với những công trình nhỏ, từ 3 tầng đổ lại vì nó có tải trọng thấp phù hợp với điều kiện đất tốt ở đồng bằng. Ở những vùng núi cao hay các vùng có điều kiện đất xấu thì không nên sử dụng dạng móng đơn này.
Cấu tạo của móng đơn gồm những phần gì?
Móng đơn được cấu tạo nên bởi 4 phần chính bao gồm: giằng móng, cổ móng, bàn móng và lớp bê tông.
- Giằng móng
Giằng móng hay dầm móng là phần không thể thiếu để cấu tạo lên móng. Nó đảm nhận nhiệm vụ chính là đỡ toàn bộ tải trọng tường bên trên và giảm độ sụt lún giữa các móng trong cùng công trình.
- Cổ móng
Là phần giúp truyền lực từ cột xuống đáy móng. Cổ móng có kích thước lớn hơn phần cột 1 chút, mỗi chiều sẽ mở rộng ra khoảng 25mm.
- Bàn móng
Bàn móng có phần đáy hình chữ nhật, độ dốc vừa phải. Kích thước cần được tính toán một cách hợp lý.
- Lớp bê tông
Đây là lớp có tác dụng làm đầy và phẳng phần hố móng. Lớp bê tông này còn giúp ngăn chặn sự mất nước xi măng, hình thành ván khuôn. Lớp lót này có độ dày 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng tỷ lệ 50÷100.
Công thức tính thể tính móng đơn chính xác
Để tính được thể tích móng đơn cần phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định trong nghề xây dựng. Tính toán chính xác thể tích móng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nhà cửa. Nếu tính được thể tích móng đơn chính xác chúng ta sẽ tính được số lượng nguyên vật liệu, kích thước móng, chịu tải của móng để giúp bạn tiết kiệm chi phí và gia tăng tuổi thọ của công trình thêm rất nhiều năm.
Công thức xác định kích thước đáy móng đơn
Công thức xác định kích thước đáy móng đơn được áp dụng trong trường hợp:
- Tải trọng được đặt đúng vị trí đúng tâm: P ≤ R
- Hoặc tải trọng lệch tâm : P ≤ 1.2R
Trong đó: P là áp suất đáy móng, R là cường độ tiêu chuẩn của đất nền. Ta có công thức tính như sau: R = m(A.γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
- b: Là chiều rộng bề mặt đáy của móng
- q: Tải trọng một bên của móng
- c: Lực dính theo đơn vị của những lớp nền đất
- A, B, D: Là những thông số được phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất
- m: Hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn
Công thức tính thể tính bê tông móng đơn chuẩn dựa vào hình dạng đáy móng
Dựa vào hình dạng đáy móng, ta có công thức tính thể tích móng đơn cụ thể:
- Móng đơn hình tam giác: S = bh/2
- Móng đơn hình chữ nhật: S = ab
- Móng đơn hình tròn: S = πR²
- Móng đơn hình vành khuyên: S = (π(D² – d²))/4
- Móng đơn hình thang: S= ((a + b)/2)*h
- Hình vuông: S = a2
- Thể tích móng hình lập phương: V = a3, Sxq = 4a2
- Thể tích móng hình hộp: V = abc, Sxq = 2.(ac + bc)
- Móng hình đống cát: V = (h/6)[a.b +(a+a1).(b+b1) +a1.b1]
- Hình ống: V = (π/4).h.[D²-d²], Sxq = π.h.
Bài viết này mình đã chia sẻ công thức tính thể tích móng đơn và cách tính cụ thể cho mọi người. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ giúp những bạn mới vào nghề hoặc các hộ gia đình đang chuẩn bị xây nhà có thể tính được thể tích móng đơn nhanh nhất, chính xác nhất. Từ đó giúp các bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và áp dụng vào được thật nhiều công trình trong tương lai.